ung thư tuyến tiền liệt có lây không? yếu tố nguy cơ gây bệnh
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh phổ biến ở nam giới cao tuổi, có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn chưa hiểu đúng về bệnh, đặc biệt là câu hỏi: liệu ung thư tuyến tiền liệt có lây không?
Ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng tế bào tuyến tiền liệt phát triển bất thường, mất kiểm soát và tạo thành khối u ác tính. Tuyến tiền liệt là tuyến nhỏ chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh đoạn đầu của niệu đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch và điều hòa chức năng sinh sản.
Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận Ung Thư Toàn cầu – GLOBOCAN năm 2022 , ung thư tuyến tiền liệt đứng thứ 4 trong các loại ung thư phổ biến với hơn 1,4 triệu ca mắc mới. Bên cạnh đó, bệnh còn đứng thứ 8 về tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư. Bệnh thường tiến triển chậm, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kết quả cuối cùng thường rất khả quan. (1)
Ung thư tuyến tiền liệt có lây không?
Câu trả lời là: KHÔNG. Ung thư tuyến tiền liệt không phải bệnh truyền nhiễm, không lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, ôm hôn, ăn uống chung, quan hệ tình dục, hay chăm sóc người bệnh. Cơ chế bệnh sinh của ung thư tuyến tiền liệt do rối loạn gen và cơ chế phân chia tế bào, không liên quan đến vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây bệnh truyền nhiễm.
Bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể lây qua đường nào?
Vì ung thư tuyến tiền liệt không phải là bệnh truyền nhiễm, nên không có đường lây nhiễm nào cả. Việc sống chung, sinh hoạt cùng người bệnh không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan đến gen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong cùng một gia đình, nhưng đây là yếu tố về gen, không phải là sự “lây nhiễm”.
Ung thư tuyến tiền liệt có lây qua đường ghép nội tạng không?
Khả năng truyền tế bào ung thư qua ghép tạng là rất hiếm và hầu như không xảy ra trong trường hợp ung thư tuyến tiền liệt. Các cơ quan được ghép thường là gan, thận, tim – vốn không liên quan trực tiếp đến tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, trong quy trình sàng lọc hiến tạng, người đang hoặc có tiền sử ung thư chưa khỏi hoàn toàn không được chọn làm người hiến, nhằm loại trừ nguy cơ lây tế bào ung thư sang người nhận tạng.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Hiện, nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa được làm rõ, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gồm: (2)
1. Tuổi tác
Bệnh phổ biến hơn ở người từ 55 tuổi trở lên. Do đó, khuyến cáo tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thường dành cho nam giới từ 50 tuổi trở lên.
2. Chủng tộc
Người châu Á có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn người da đen và da trắng, tuy nhiên, nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ.
3. Tiền sử bệnh trong gia đình và di truyền
Nam giới có cha hoặc anh/em ruột mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ có nguy cơ mắc cao hơn gấp 2-3 lần người bình thường. Một số đột biến gen liên quan (ví dụ: BRCA1, BRCA2) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
4. Tiền sử mắc các bệnh lý tuyến tiền liệt khác
Người mắc phì đại lành tính tuyến tiền liệt không trực tiếp làm tăng nguy cơ, nhưng có thể che giấu triệu chứng ung thư. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính cũng liên quan đến sự thay đổi mô học trong tuyến tiền liệt.
5. Lối sống ít vận động và béo phì
Thừa cân, béo phì có liên quan đến nhiều bệnh ung thư, trong đó ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, việc thiếu hoạt động thể chất làm giảm sức đề kháng và tăng khả năng mắc viêm mạn tính.
Cách phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Dù không thể phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
- Ăn nhiều rau củ quả và trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ, thịt đỏ… trong bữa ăn hàng ngày.
- Tăng cường vận động, tập luyện thể thao và duy trì cân nặng hợp lý (<23kg/m2).
- Chủ động tầm soát định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Tầm soát sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến sớm điều trị hiệu quả
Xem thêm : Thuốc trị ung thư
==>> Thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt Xtandi 40mg hộp 112 viên